Dịch vụ cho thuê xe du lịch – Gọi: (028) 2202.2202 – 0902.202.202 : ✔ Nhiều dòng xe cao cấp & sang trọng ✔ Tài xế chuyên nghiệp và lịch sự ✔ Giá rẻ nhất.
Dịch vụ cho thuê xe du lịch sẽ đưa du khách tới những địa danh đẹp của Việt Nam.
Về với Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên những chiếc xuồng ba lá trên sông rạch để đến với khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Gò Tháp, vườn sếu quý hiếm ở Tam Nông,… Còn gì bằng khi ta được thưởng thức những đặc sản mang hương vị thân thương của vùng sông nước miền Tây.
Đồng Tháp là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, một trong ba tỉnh của vùng đồng Tháp Mười. Đồng Tháp cách Sài Gòn 170km và cách Hà Nội 1.862km. Mời du khách cùng đồng hành với thuexegiare.net đến vùng đất bình yên này.
Lăng cụ phó bản
Lăng cụ Phó bảng ở thành phố Cao Lãnh, đây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng cụ Phó Bảng
Toàn bộ khu di tích rộng 3,6ha, chia làm hai cụm kiến trúc: mộ và nhà lưu niệm cụ Phó bảng, nhà sàn và ao sen Bác Hồ. Đối diện với cổng vào là lăng mộ cụ Phó bảng, mái hình bàn tay úp, phía trên mái là chín con rồng – biểu tượng của các tỉnh miền tây.
Tại khu di tích có rất nhiều cây cảnh, hoa quý được nhân dân hiến tặng hoặc đưa về từ nhiều miền của đất nước, trong đó đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ). Trong nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến những năm tháng cụ Sắc sống và làm việc, nhất là thời gian ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ. Mọi thứ đều toát lên vẻ uy nghi mà giản gị, trang trọng mà gần gũi.
Hàng năm, cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con nhiều nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm và đông vui như một ngày hội lớn ở địa phương.
Hàng triệu du khách trong và ngoài nước đã đến Đồng Tháp tham quan và viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với Người đã có công sinh thành Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
Vườn quốc gia Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc địa phận 7 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, được ví là một Đồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú, đa dạng của vùng ngập nước.
Vườn Quốc gia Tràm Chim có diện tích 7.588ha. Là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới. Loài chim điển hình nhất và được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ. Ðến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ – một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ diệt chủng. Sếu to cao trên 1,7m, bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh rộng.
Sếu đầu đỏ
Hằng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc đàn sếu bay về Tràm Chim cứ trú. Đến đây vào thời gian này, bán sẽ chứng kiến từng đàn sếu bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn. Chính vì thế mà từ lâu cái tên Tràm Chim đã trở nên quen thuộc với báo chí và nhiều tổ chức quốc tế.
Vườn quốc gia Tràm Chim đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng tài trợ để bảo vệ tràm chim quý hiếm này. Đây chính là điểm hẹn lý tưởng cho du khách bốn phương.
Khu di tích Gò Tháp
Khu di tích Gò Tháp thuộc ấp 4, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách thị trấn Mỹ An, huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11km về phía bắc, cách Tp. Cao Lãnh về hướng đông bắc 43km Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu, tính từ con lộ Mỹ Hòa đi vào: Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Ðốc Bình Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ.
Khu di tích Gò Tháp
Các di tích trong Gò Tháp mang nhiều giá trị văn hoá – lịch sử. Tháp Cổ Tự cách gò Tháp Mười 100m về phía bắc, tương truyền có từ thời Thiệu Trị (1841 – 1847), trước đó là ngôi tháp thờ Chân Lạp. Qua khỏi chùa là đến khu căn cứ Ðồng Tháp Mười của cụ Ðốc Bình Kiều trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Mộ và đền thờ cụ còn ở nơi đây. Ði tiếp là đến miếu Bà Chúa Xứ, gò Minh Sư. Hàng năm, khách thập phương kéo về dự lễ vía Bà rất đông.
Đến Gò Tháp, bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp với môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ. Ở đây mủa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phong cảnh thiên nhiên kì vĩ.
Khu di tích Gò Tháp
Tại đây, giới khảo cổ học đã phát hiện được nhiều di vật văn hóa cổ, đặc biệt là các di vật văn hóa thuộc nền văn minh Óc Eo. Di tích gò Tháp Mười trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ là căn cứ của các cơ quan ở Nam Bộ.
Với giá trị văn hóa lịch sử phong phú, di tích Gò Tháp đã được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng và trong tương lai sẽ được phát triển thành khu du lịch hấp dẫn của vùng Ðồng Tháp.
Làng hoa kiểng Sa Đéc
Làng hoa kiểng Sa Đéc nằm trong địa phận xã Tân Qui Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, là một trong những trung tâm hoa kiểng miền Nam. Làng hoa Sa Đéc bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, là xứ sở của hàng trăm loài “kỳ hoa dị thảo”.
Nói đến hoa và cây kiểng, người ta không thể không nghĩ đến địa danh Sa Đéc hơn một trăm năm qua, Sa Đéc nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống. Tại đây du khách có thể thấy, ở đây các loại cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại cây rất bình dị gần gũi với đời sống người lao động như: khế, cau, bùm sụm, sung, si, mai… qua bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hoa, với tâm hồn nghệ sĩ của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí, có hình dáng đẹp, lạ.
Ngôi làng có 4 mùa Xuân, dù bất cứ tháng nào, trong năm du khách cũng được ngắm thỏa thích cả một rừng hoa với đủ màu sắc, hương thơm. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được khoảng 50 giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, mượt mà; hồng Gờ-rơ-da màu tím sen; hồng Cơ-lê-ô-bát màu hồng phấn; hồng Cô – kết màu gạch tôm, hồng Bờ-ri-đích-bạt-đo màu gạch tôm đậm; hồng Phọt-ti-ni trong đỏ ngoài vàng; hồng Ê-li-da-bét phơn phớt; hồng Mác-ca-ra màu cam; hồng Mét-sai màu trắng; hồng Công-phi-đan màu vàng hột gà…
Làng hoa kiểng Sa Đéc, một trong những điểm du lịch hấp dẫn, chắc chắn sẽ làm thoả lòng du khách khi đến với tỉnh Đồng Tháp sen hồng.
Món ngon nơi đây?
Ngoài những món ăn phổ biến từ các loại cá và rau đồng, người dân vùng Đồng Tháp Mười còn sáng tạo ra nhiều món ăn ngon, “độc” với những nguyên liệu đặc trưng cho vùng Đồng Tháp Mười trù phú đã góp phần tạo ra một đặc sản Đồng Tháp mà khi nhiều người nhắc đến họ phải thèm được nếm dù chỉ là một lần
Cách chế biến tuy đơn giản, nhưng hương vị của những món đặc sản này chắc chắn sẽ làm ngạc nhiên nhiều thực khách sành ăn.
Nem Lai Vung
Nhắc đến huyện Lai Vung , người ta thường nhắc đến món đặc sản đi kèm với tên gọi của địa phương nổi tiếng rất lâu đời là nem Lai Vung. Nghề làm nem nơi đâu cũng có và cũng với công thức ấy, từng ấy nguyên liệu nhưng cách làm nem chua của người dân nơi đây lại tạo ra hương vị đặc trưng, không nơi nào có được…
Nem chua mà ngọt, thơm lừng mà say…”.
Câu ca dao ấy không chỉ là lời khen tặng mà như còn có ý thôi thúc một người vốn có sở thích “tìm hiểu và thưởng thức” như chúng tôi đến với Lai Vung – xứ sở của món ăn dân dã có thương hiệu nổi tiếng từ bao đời nay.
Trước đây, nem được làm hoàn toàn bằng thủ công, thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, da heo lạng nhỏ thành từng miếng. Trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt… và lót kèm lá vông, sau cùng là gói lại bằng lá chuối để khoảng 3-5 ngày cho lên men là thành món ăn đậm đà.
Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì. Ngày nay do cạnh tranh nhau dẫn tới thiếu nguyên liệu nên lá vông được thay bằng lá tầm ruột, dây nilon được dùng để buộc thay dây chuối. Thịt và da heo người ta không xắt theo kiểu thủ công nữa mà đưa vào máy xay nhuyễn.
Tuy có một vài thay đổi nhỏ nhưng mùi vị vẫn vậy… Nem Lai Vung có thể dùng ăn với cơm, bún hoặc dùng tráng miệng nhưng ngon nhất là ăn với bánh mì. Chỉ có ăn với bánh mì mới bộc lộ được hết mùi vị ngon của nem và đã ăn một cái nem rồi thì cứ muốn ăn thêm cái nữa!
Cầm trên tay chiếc nem có màu đỏ hồng đậm đà với vị chua, ngọt, cay… và được gói cẩn thận trong lá chuối xanh, đã thấy vị giác “làm việc”.
Chuột xào xả ớt
Sau khi săn chuột về, người ta đun nước cho sôi, trụng chuột vào chảo nước, lột da cho sạch, lộ ra lớp thịt chuột trắng phau đem treo lên cho ráo nước, chặt bỏ đầu, đuôi, chân… Sau đó, chặt thành từng miếng vừa miệng, ướp tỏi, bột ngọt, đường, muối, ngũ vị hương, nước tương… độ chừng 5 phút cho thấm.
Xong đâu đó, bắc chảo lên bếp, để thật nóng, cho mỡ, phi tỏi thật vàng, thơm, đổ sả ớt giã nhuyễn vào xào liên tục đến khi se lại mới cho thịt vào đảo đều tay. Khi thịt chín múc ra dĩa, rắc tiêu, đậu phộng lên. Dùng khi thịt còn nóng thì càng ngon tuyệt.Tháng Tư năm nào cùng là mùa săn chuột. Chuột đồng béo ngậy, nướng than thơm khô. Đặc biệt, chuột bằm xào lá cách là món thân thuộc mà người dân quê hay dùng để thết đăi bạn bè.
Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ đất
Đồng Tháp Mười nổi tiếng có nhiều rùa, rắn. Khi bắt được rắn hổ đất, đem đập đầu cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch. Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt thành từng khúc dài khoảng tấc tây, đem hầm cho nhừ mới vớt ra. Sau đó, đổ gạo và đậu xanh vào nồi nước hầm rắn. Cháo chín nêm nếm vừa miệng, xé thịt rắn hổ đất nhỏ như thịt gà, trộn chanh, rau răm. Múc mỗi tô cháo cho vào một ít thịt rắn, có rắc tiêu hành trộn đều, ăn đến đâu mát đến đó vì cháo đậu xanh rắn hổ đất có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng.
Dồi lươn rim nước cốt dừa
Đây là món ăn khoái khẩu của người dân vùng Đồng Tháp Mười. Dồi lươn có hương vị đặc trưng của nước dừa, hành và đậu phộng, thơm, béo rất hấp dẫn.
Để chế biến món dồi lươn, trước hết phải làm cho lươn chết rồi dùng tro hoặc cám tuốt sạch nhớt, moi bỏ ruột rồi đem rửa sạch. Dùng dao sắc cắt phần thịt ở phía cổ lươn mà không làm đứt rời da lươn, đảm bảo da được liền từ đầu tới đuôi.
Đổ nước cốt dừa ngập thân lươn rồi bắc lên bếp, để lửa liu riu. Khi nước cốt dừa sôi lên vài lượt thì nêm gia vị, đường, nước mắm cho vừa ăn, xong nhấc xuống múc ra đĩa rắc đậu phộng giã giập lên trên.Thịt lươn băm nhuyễn rồi trộn với thịt nạc, nấm mèo, bún tàu cũng đã được băm nhuyễn cùng với gia vị, đường, nước mắm, tiêu sọ để nguyên hạt. Dùng thìa nhỏ trộn đều và múc hỗn hợp thịt băm cho vào đầy da thân lươn đã lột ra trước đó như làm dồi lợn, dồi chó. Dồn thịt xong khoanh tròn nguyên con lươn đặt vào nồi lấy củ hành tàu lột bỏ vỏ lụa, cắt đứng làm tư nếu là hành nhỏ, hoặc làm tám nếu là hành to xếp lên trên.
Hãy thử món dồi lươn rim nước cốt dừa ăn kèm với bánh mì hoặc nhậu lai rai với rượu mạnh, đó quả là món ăn tuyệt vời khiến bạn ăn rồi khó thể nào quên.
Tắc kè xào lăn
Hễ thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt tắc kè thơm ngon lạ lùng, đặc biệt là phần đuôi béo ngậy, tập trung mỡ và xương sụn, bồi bổ cho ngũ tạng, lục phủ rất tốt. Nếu có thêm rượu đế nhâm nhi thì quả là không còn gì bằng! Vùng Đồng Tháp Mười bao la ngút ngàn còn là địa danh có nhiều tắc kè, rắn mối.
Đây là món ăn khá phổ biến của nhân dân quanh vùng. Sau khi bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vảy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt, nhưng đừng để lửa nóng quá sẽ mất ngon.
Hủ tiếu Sa Đéc
Hủ tiếu Sa Đéc là 1 trong 2 thương hiệu nổi tiếng nhất phía Nam. Sợi bánh hủ tiếu mềm, không bở, không dai, không chua, thơm mùi gạo mới. Nước lèo nấu công phu bằng xương heo. Nạc băm, nạc nguyên miếng dày, tim, gan, phèo… đều làm từ heo mới xả thịt. Hành lá, ngò rí, đặc biệt “tang xại” – gia vị đặc trưng của người Tiều (Hoa) giúp tô hủ tiếu ngon thêm khi ăn với giá hẹ, cần tàu, xà lách cùng chén nhỏ xì dầu, ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Muốn no, ăn thêm giò chá quẩy.
Nghỉ ngơi ở đâu?
1.Khách sạn Sông Trà
Địa chỉ: 178 Nguyễn Huệ, phường 2, Tp Cao Lãnh
2.Khách sạn Hoà Bình
Địa chỉ: 10 QL 30, phường Mỹ Phú, Tp Cao Lãnh
3.Khách sạn Mỹ Trà
Địa chỉ: Đường Lê Duẩn, phường Mỹ Phú, Tp Cao Lãnh
4.Khách sạn Xuân Mai
Địa chỉ: 33-35 Lê Quí Đôn, phường 1, Tp Cao Lãnh.
5.Khách sạn Bông Hồng
Địa chỉ: 251A Nguyễn Sinh Sắc, phường 2, Tx Sa Đéc
6.Khách sạn Sa Đéc
Địa chỉ: 108/5A Hùng Vương, phường 1, Tx Sa Đéc
7.Khách sạn Ngôi Sao Sáng
Địa chỉ: 09-10 Lô C, ấp Tân Bình, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành.
8.Khách sạn Hồng Ngân
Địa chỉ: 84 Trần Hưng Đạo, thị xã Hồng Ngự
9.Nhà hàng Khu du lịch Bàu Dong
Địa chỉ: Ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ, thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng
10.Khách sạn Giàu Sang
Địa chỉ: ấp Bình Phú Quới, xã Bình Thành, Lấp Vò, Đồng Tháp
11.Khách sạn Hồng Yến
Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Voi, TT Cái Tràu Hạ, Châu Thành, Đồng Tháp
12.Khách sạn Mộng Yến
Địa chỉ: 786 Phạm Hữu Lầu, Tp. Cao Lãnh , TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp
13.Nhà nghỉ Trọng Nghĩa
Địa chỉ: 411 Ấp 2, TT. Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
14.Nhà Trọ Kim Thành
Địa chỉ: 4 Hùng Vương, P.2,, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Du khách có thể xem chi tiết dịch vụ cho thuê xe tại link web: https://thuexegiare.net/