0918 18 3353

Kinh nghiệm lái xe ban đêm phần 1

Lưu tâm một vài kinh nghiệm lái xe ban đêm, cũng như tạo cho mình một tâm thế thật thoải mái. Nên nhớ, không có việc gì cần được ưu tiên hơn tính mạng của bạn cả.

Lái xe an toàn trong đêm không phải là điều khó thực hiện, chỉ cần bạn lưu tâm vài nguyên tắc cơ bản sau: thứ nhất, chuẩn bị kỹ về xe. Thứ hai, chú ý tình trạng sức khỏe của tài xế. Dưới đây là những kỹ năng

Bật đèn xe khi trời chưa tối hẳn để lái xe an toàn hơn

Chọn góc đèn pha phù hợp để di chuyển an toàn

Nguyên tắc đầu tiên cần lưu ý về tốc độ khi lái xế ban đêm là lái xe với tốc độ chậm, bởi khi tầm nhìn hạn chế,  tài xế sẽ phải mất nhiều thời gian hơn ban ngày để  xử lý các tình huống bất ngờ trên đường. Nên nhớ, nếu bạn đi chậm hơn tốc độ hạn chế cho phép trên đường cũng không sao cả. Đừng ngại làm chậm luồng giao thông. Hãy cho xe khác vượt nếu thực sự cần đi chậm để đảm bảo an toàn.
Bước 2:
Tuyệt đối không đi nhanhĐể lái xe an toàn vào ban đêm, cần phải chú đến tầm quan sát. Thời điểm khó quan sát nhất không phải là buổi tối mà chính là lúc chạng vạng, sau khi mặt trời lặn. Lúc này dù có thể quan sát được đường nhưng hãy bật đèn pha, bởi đây là cách giúp tài xế khác dễ nhận ra xe của bạn. Thậm chí ở một số nước, bật đèn pha trở thành luật. Ví dụ ở Mỹ, xe hơi phải bật đèn pha 1,5 giờ trước khi mặt trời lặn và 1,5 giờ sau khi mặt trời mọc.

Bước 3: Tuyệt đối tránh lái xe trong tình trạng say khướt, mất kiểm soát

Lái xe ban đêm thường ngay sau bữa ăn tối, do đó bạn nên tránh ăn quá no và uống thức uống có cồn khiến cơ thể rơi vào tình trạng quá tải, không đủ tỉnh táo khi phải căng mắt lái xe. Theo thống kê, tỷ lệ tai nạn do tài xế say xỉn ban đêm gây ra cao gấp 4 lần ban ngày, đặc biệt vào những ngày cuối tuần. Sự tỉnh táo là bước tiên quyết để lái xe an toàn vào ban đêm

Bước 4: Đừng ngại nghỉ dừng chân giữa đường

Lái xe buổi tối buộc tài xế phải tập trung nhiều hơn ban ngày, do đó hệ thần kinh dễ mệt mỏi hơn. Đừng ngại tăng số lần nghỉ giữa đường, bất cứ khi nào thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, khó tập trung, bạn nên dừng xe nghỉ ngơi, vì sự an toàn, tuyệt đối không cố gắng lái xe tiếp tục trong tình trạng đó . Một tách cà phê thơm hoặc một món  ăn nhẹ lót bụng. Trường hợp quá buồn ngủ thì chợp mắt một vài phút là giải pháp tốt nhất. Nên nhớ, không có điều gì quan trọng hơn tính mạng của bạn

Bước 5: Đề phòng động vật

Khi lái xe đường dài qua những khu vực rừng núi, đồng vắng  thường có động vật băng qua đường. Bạn cần phải tập trung cao, khi gặp phải chướng ngại vật, hãy tỉnh táo để phản ứng, nhất là khi xe đang đi ở tốc độ cao. Một trong những kỹ năng lái xe an toàn là không đánh lái vội vàng để tránh động vật, vì ở tốc độ cao có thể gây mất cân bằng, dẫn đến lật xe. Bạn nên dùng phanh để giảm tốc độ chậm dần, chờ con vật chạy qua hoặc nếu không,  nên giữ xe đi ở tốc độ vừa phải, khi ấy việc đánh lái cũng an toàn hơn. Ngoài ra, nếu quan sát tốt, bạn có thể dễ dàng xác định có “đối tượng”  từ xa. Chẳng hạn nếu thấy hai đốm sáng gần nhau và di chuyển trong khi xung quanh tối đen, rất có thể là mắt động vật phản chiếu với đèn xe trong bóng đêm.

Xử lý tốt khi gặp động vật để lái xe an toàn trong đêm

Bước 6: Đảo mắt thường xuyên

Đừng nên cứ nhìn chăm chăm vào khoảng không phía trước, hãy đảo mắt liên tục xung quanh, nhìn về hướng xa, trái phải và không quên quan sát qua kính chiếu hậu để chắc chắn xe đang đi ở trạng thái an toàn. Không gian tối đen bên ngoài bao trùm có thể khiến tài xế rơi vào trạng thái phản ứng chậm, lơ mơ, mất cảnh giác, mặc dù không hề buồn ngủ, bạn vẫn rơi vào nguy hiểm như thường.

Bước 7: Đảm bảo yếu tố an toàn như lái xe ban ngày

Nhiều tài xế rất chủ quan, cho rằng lái xe ban đêm, đường vắng, ít bị cảnh sát giao thông “dòm ngó, thăm hỏi” nên thường lơ là các các nguyên tắc lái xe an toàn. Hãy luôn đảm bảo ghế ngồi, gương chiếu hậu, dây an toàn, hệ thống đèn, còi luôn ở trạng thái sẵn sàng và hoạt động tốt. Để điện thoại di động qua 1 bên và thật tập trung sau khi khởi động xe.

Bước 8: Giữ đèn pha, gương, kính chắn gió ở điều kiện tốt nhất

Đèn pha là yếu tố quan trọng nhất khi lái xe ban đêm, hãy rửa đèn pha khoảng hai lần trên một tháng để giữ độ sáng tốt, đảm bảo tầm chiếu của đèn luôn ở xa. Nếu đèn pha gặp vấn đề, đừng lái xe  trong đêm vì rủi ro rất dễ xảy ra. Bên cạnh đèn pha, luôn giữ sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu để cung cấp tầm nhìn tốt nhất.

Bước 9: Sử dụng chế độ đèn pha hợp lý

Chế độ chiếu xa (pha) sử dụng khi đường hầu như không có đèn, thông thoáng, ít xe di chuyển. Nếu trên đường có nhiều xe qua lại, các xe di chuyển sát nhau, điều kiện ánh sáng tốt,  tài xế nên chỉnh chế độ chiếu gần “cos”, bởi nếu luôn đặt chế độ đèn pha sẽ gây chói mắt cho tài xế xe  khác khi bị ánh đèn phản chiếu qua gương. Ngoài ra, chuyển từ chế độ “pha” sang “cos” khi gặp xe chạy ngược chiều, đây là một trong những thủ thuật quan trọng, chẳng những an toàn cho bạn mà đó còn là một động thái “lịch sự” cho các xe di chuyển xung quanh. Vừa tốt cho tất cả, vừa là cách lái xe văn minh, chắc không lý do gì mà không thực hiện, đúng không?

Bước 10: Điều chỉnh góc chiếu đèn pha

Chỉ chú ý đến độ sáng của đèn pha là chưa đủ, cần phải có góc độ chiếu của đèn, quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Phù hợp nhất là tầm chiếu vừa phải và đảm bảo chiếu được ra, giúp tầm nhìn bạn được rõ ràng và bao quát.  Nếu nhận thấy góc độ  chiếu của đèn không ổn, bạn nên mang xe đi điều chỉnh tại  garage, thường chi phí cho việc cân chỉnh này không cao.

Bước 11: Xử lý khi gặp đèn pha xe khác

Nếu xe đối diện không chuyển từ pha về cos khi 2 xe giao nhau, bạn nên lái sát vào lề đường, giữ tốc độ chầm chậm, không ngại dừng lại nếu cần thiết. Nếu xe phía sau đi gần và  đèn pha làm chói mắt bạn, hãy điều chỉnh lại góc độ  gương chiếu hậu để tránh phản chiếu ánh sáng vào mắt, hoặc bạn có thể chỉnh gương lại để ánh sáng đó phản xa ngược lại tài xế xe phía sau, họ sẽ nhận thức được và điều chỉnh lại đèn cho hợp lý.

Bước 12: Lắp đèn sương mù

Nếu bạn phải thường xuyên di chuyển nhiều ở vùng có sương mù, lời khuyên là bạn nên  lắp thêm bộ đèn sương mù nếu  chưa có. Chẳng may  gặp phải tình huống này khi đang đi, bạn có thể tự tạo đèn sương mù cho mình, bằng cách dán giấy bóng hoặc băng dính màu vàng lên một nửa đèn pha bên dưới. Ánh sáng vàng có bước sóng ngắn sẽ xuyên qua được màn sương mù giúp tài xế dễ quan sát hơn.

Bước 13: Sử dụng kính chống phản chiếu

Nếu tài xế là người thường xuyên đeo kính, hãy chọn loại kình có chức năng chống phản chiếu (chống lóa). Bởi nếu luồng sáng của đèn pha xe phía trước chiếu tới có thể gây chói mắt do ánh sáng phản chiếu, tạo ra một màn trắng xóa trước mắt tài xế rất nguy hiểm.